VTEM BannersVTEM BannersVTEM Banners
Home Product Furniture
Tiếng Việt (Vietnamese)English (United Kingdom)

SP gỗ nội, ngoại thất

28
Sep 2018
Xuất khẩu gỗ những tháng cuối năm đầy triển vọng Written by Administrator
PDF Print E-mail
There are no translations available.

Bộ Công thương cho biết, với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, cùng với các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tăng từ 13%-15% trong nửa cuối năm 2018.

Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, Bộ Công thương cho biết trong tháng 6/2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 750 triệu USD, tăng 3% so tháng trước, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,1 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 513,6 triệu USD, tăng 2,5% so với tháng trước, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế đến hết tháng 6/2018, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,86 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, hầu hết kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường chính đều tăng khá. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Hoa Kỳ đạt 1,7 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2017. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 555,6 triệu USD, tăng nhẹ; Nhật Bản đạt 528,1 triệu USD, tăng 5%; Hàn Quốc đạt 459,8 triệu USD, tăng 52,8%; Úc đạt 84,4 triệu USD, tăng 14,8%...

Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, Bộ Công thương dự báo trong nửa cuối năm 2018, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam có nhiều thuận lợi như: Thị trường bất động sản trên toàn cầu cải thiện là động lực chính thúc đẩy tiêu thụ gỗ và các sản phẩm nội thất tăng. Theo chu kỳ hàng năm, trong nửa cuối năm, nhu cầu sửa chữa thay thế các sản phẩm nội thất tại nhiều thị trường lớn tăng là yếu tố chính thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam tăng trưởng khả quan.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, cùng với các yếu tố hỗ trợ xuất khẩu, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam tăng từ 13%-15% trong nửa cuối năm 2018.

Theo số liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 456,43 triệu USD và 145,9 nghìn tấn, tăng 11,3% về trị giá và 8,6% về lượng so với cùng kỳ năm 2017. 

Đáng chú ý, Hàn Quốc tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018. Thị phần nhập khẩu từ Việt Nam tăng lên 18,2% trong 5 tháng đầu năm 2018 từ mức 16,8% trong 5 tháng đầu năm 2017. Điều này cho thấy, mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam đã và đang đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc. 

 
14
Sep 2018
Gỗ tự nhiên là gì Written by Administrator
PDF Print E-mail
There are no translations available.

Gỗ tự nhiên là gì - Ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác trực tiếp trong những khu rừng tự nhiên hay từ các cây trồng lấy gỗ, nhựa, tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc và được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác. Gỗ tự nhiên là vật liệu rất được ưa chuộng và có giá trị cao trong lĩnh vực nội thất. 

go-tu-nhien

Vẻ đẹp của gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên đẹp bởi sự mộc mạc và thân thiện vốn có. Màu sắc của gỗ là màu của sự ấm cúng. Những hình thù vân gỗ với những màu sắc khác nhau chính là nét đặc trưng cho vẻ đẹp của gỗ tự nhiên. Ngoài ra, do sự khác biệt về các loại khoáng chất có trong đất mà gỗ sinh trưởng trong mỗi khu vực địa lý khác nhau, thậm chí trong cùng một khu vực vẫn có sự khác biệt về màu sắc và thớ gỗ. Điều này mang đến cho các sản phẩm nội thất gỗ vẻ đẹp rất riêng trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm.

go-tu-nhien-02

Ưu điểm của cửa gỗ tự nhiên

- Bền theo thời gian: Gỗ tự nhiên thường có độ bền rất cao, một số loại gỗ thuộc dạng quý hiếm như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc …còn gia tăng giá trị gỗ theo thời gian sử dụng.

- Đẹp: Gỗ tự nhiên mang vẻ đẹp của tự nhiên, những hình vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi loại gỗ , không có hai loại gỗ có vân giống nhau, cho nên từ xưa những người am hiểu về gỗ có thể nhìn vân gỗ để nhận diện loại gỗ, giống như vân tay của con người vậy . Tuỳ vào sở thích của mỗi người mà chọn loại vân gỗ, màu sắc sơn phù hợp . Thông thường người ta thường sơn màu cánh gián, màu nâu vàng nhạt đậm tùy sở thích mỗi người, hoặc cũng có thể giữ màu tự nhiên của gỗ…

- Bền với nước : Ưu điểm nổi bật của gỗ tự nhiên là có độ bên cao khi tiếp xúc với nước, tất nhiên phải được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng.

- Chắc chắn : Như đã nói ở trên thì sự chắc chắn của gỗ tự nhiên rất cao cho dù bạn chọn loại gỗ gì đi chăng nữa, so với gỗ công nghiệp thì gỗ tự nhiên chắc chắn hơn.

- Thẩm mỹ, họa tiết : Gỗ tự nhiên có nhiều kích thước khác nhau tạo nên sự phong phú, với gỗ tự nhiên thì người thợ có thể chế tạo ra những họa tiết, kết cấu mang tính mỹ thuật , điều này thường không làm được ở gỗ công nghiệp vì gỗ công nghiệp được sản xuât theo tấm có độ dày cố định và giới hạn, mà không thể ghép những tấm gỗ vào với nhau được như gỗ tự nhiên.

- Phong cách : Cổ điển, ấm cúng, sang trọng.

go-tu-nhien-03

Nhược điểm của gỗ tự nhiên:

- Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, hiện nay hầu hết gỗ tự nhiên được nhập khẩu, vì vậy giá gỗ khá cao, chi phí gia công chế tác gỗ tự nhiên cao vì phải làm thủ công nhiều, không thể sản xuất hàng loạt như gỗ công nghiệp nên giá thành của sản phẩm gỗ tự nhiên luôn cao hơn khá nhiều so với gỗ công nghiệp.

- Cong vênh, co ngót : Khi người thợ thi công nội thất nếu không có tay nghề cao, và không làm trong môi trường sản xuất nội thất chuyên nghiệp thì rất dễ làm ra một sản phẩm không đạt tiêu chuẩn và hiện tượng cong vênh, co ngót sẽ xảy ra nhất là với phần cánh cửa, cánh tủ …hầu hết các lỗi để đồ nội thất có tình trạng cong vênh là do người thợ bố trí kích thước không hợp lý, gép mộng không đúng kỹ thuật, tuy ban đầu có thể không xuất hiện, hiện tượng cong vênh nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng các cánh bị vênh hoặc cong và không đóng được cánh tủ

 
14
Sep 2018
Gỗ công nghiệp là gì Written by Administrator
PDF Print E-mail
There are no translations available.

0
Gỗ công nghiệp là gì?

Trong quá trình tư vấn, triển khai thực hiện, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi thắc mắc liên quan đến gỗ công nghiệp như: Gỗ công nghiệp là gì? Gỗ công nghiệp MDF nghĩa là sao? Có tốt không? Độ bền thế nào? MDF và MFC cái nào tốt hơn? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu và trả lời các thắc mắc này nhé!

Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất ngày nay, đặc biệt là tại các thành phố mang phong cách năng động như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp rất đa dạng: từ nhà dân, biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng,…Gỗ công nghiệp gồm 2 nhóm chính: MDF và MFC

Gỗ MFC là gì?

Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại.  Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

Thế còn gỗ MDF là gì?

Tương tự với MFC, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.

Gỗ công nghiệp MDF và MFC chất lượng hàng đầu thế giới xuất sứ từ CHLB Đức và Malaysia, với các ưu điểm vượt trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.

Gỗ MDF và MFC có các hình thức cao cấp hơn là gỗ MFC chống ẩm, gỗ MDF chống ẩm và HDF chịu nước. Biểu hiện bằng mắt thường dễ dàng nhận diện là lõi gỗ của các sản phẩm cao cấp này thường có màu xanh.

Các dòng gỗ cao cấp này thường được sử dụng cho các vị trí ẩm ướt như tủ lavabo, tủ phòng xông hơi, vách ngăn toilet,…

Vậy, gỗ công nghiệp MDF và MFC có tốt không?

Câu trả lời: phụ thuộc vào cách bảo quản gỗ của bạn. Trong điều kiện sử dụng và thời tiết ở Việt Nam với môi trường trong nhà, đồ gỗ công nghiệp MDF và MFC có thể sử dụng từ 10 – 15 năm mà không hề thay đổi chất lượng.

Để khách hàng có thể yên tâm với điều này, sản phẩm của công ty Nội thất CNC luôn được cam kết bảo hành tận tình trong thời gian 10 năm sử dụng!

Đối với các môi trường ẩm ướt, CNC khuyến cáo khách hàng nên dùng các sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp là MFC chống ẩm, MDF chống ẩm hoặc HDF chịu nước.

Thế thì, gỗ công nghiệp MDF và MFC cái nào tốt hơn?

Câu trả lời: phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. MDF có thể hoàn thiện bề mặt bằng sơn màu, melamine, dán laminate hoặc dán Veneer.

Nhân tiện xin trả lời câu hỏi cũng khá phổ biến: MDF Veneer là gì mà sao phổ biến đến vậy?

MDF Veneer là tấm MDF được dán một lớp ván lạng gỗ tự nhiên mỏng để hoàn thiện bề mặt. Có thể là Veneer xoan đào, sồi, Ash, Căm xe,… Khi đó các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF Veneer sẽ trông không khác gỗ tự nhiên là bao! (thậm chí còn đẹp hơn nhờ nét căng phẳng thích hợp cho phong cách nội thất hiện đại).

Quay trở lại với câu hỏi gỗ MDF và MFC cái nào tốt hơn. MFC chỉ có một bề mặt duy nhất là Melamine, chính vì vậy chúng phải dán cạnh để hoàn thiện bề mặt. Đồng thời bề mặt Melamine ít thân thiện với con người. Do đó, ứng dụng phổ biến của MFC thường dùng cho kệ, tủ quần áo, tủ bếp. Cũng bởi MFC có khả năng chịu uốn cao hơn MDF.

Gỗ MDF thì dùng tốt hơn cho giường, bàn, sản phẩm cho trẻ em bởi chúng có nét thẩm mỹ hơn, đồng thời thân thiện với con người hơn (đối với MDF Veneer).

Dùng đúng mục đích, bảo quản đúng môi trường thích hợp thì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp MDF và MFC rất cao: từ 10 – 15 năm sử dụng.

Đồ gỗ nội thất được sản xuất sẵn theo các mẫu tiêu chuẩn hoặc gia công theo thiết kế đặc thù rồi triển khai lắp đặt tại hiện trường.

Tiện dụng và thân thiện với môi trường là đặc tính nổi bật giúp cho gỗ công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến trong trang trí nội thất.

 

 
29
Aug 2018
Việt Nam trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á Written by Administrator
PDF Print E-mail
There are no translations available.

Tại Hội thảo về bức tranh ngành gỗ Việt được tổ chức tại Hà Nội sáng nay (27/3), đại diện Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho hay, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 8 tỉ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 7,7 tỉ USD. 300 triệu USD còn lại trong số 8 tỷ là giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như sản phẩm mây tre, cói và thảm.

Với kim ngạch này, ngành gỗ Việt đã về đích sớm 3 năm so với mục tiêu là 8-8,5 tỉ USD đến năm 2020 đề ra trong Chương trình Mục tiêu Phát triển Lâm nghiệp Giai đoạn 2016-2020 . Ngành gỗ đã có vị trí số 6 trong bảng xếp hạng các ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), có một số lý do dẫn đến sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu, trong đó bao gồm tụt giảm tính cạnh tranh của ngành gỗ Trung Quốc do ngành này bị Hoa Kỳ kiện bán phá giá và do chính sách áp dụng thuế xuất khẩu đồ gỗ của Chính phủ Trung Quốc.

Suy thoái kinh tế năm 2008-2009 tại Châu Âu làm giảm sức sản xuất tại châu lục này, từ đó tạo cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam. Bên cạnh đó, thiếu hụt lao động và giá lao động cao tại Trung Quốc, Malaysia và Indonesia – các quốc gia cạnh canh về chế biến gỗ xuất khẩu với Việt Nam cũng tạo cơ hội cho ngành gỗ chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam phát triển, ông Hạnh nhận định.

Gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam hiện đang được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và EU. Riêng thị trường Mỹ, kim ngạch xuất khẩu gỗ từ nền kinh tế số 1 thế giới đã cán mốc hơn 3 tỷ USD trong năm vừa qua.

Tổng Thư ký Vifores Nguyễn Tôn Quyền cho biết, dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt khoảng 9 USD, để vươn tới con số 10 tỉ USD trong những năm tiếp theo.

Theo ông Quyền, công suất thiết kế của các nhà máy chế biến gỗ hiện này có thể đáp ứng được mục tiêu xuất khẩu, nhưng vấn đề khó nhất đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đó là nguồn gỗ nguyên liệu.

Cạnh tranh thể hiện ở cả nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ thị trường trong nước. Theo tính toán của Viforest, năm 2016 xuất khẩu gỗ đạt 6,9 tỷ USD thì tiêu thụ 31 triệu m3 gỗ, năm 2017 với kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD thì nguyên liệu gỗ tiêu thụ tương đương khoảng 33 triệu. Đến năm 2020, muốn đạt con số 10 tỷ USD thì phải có 40 triệu m3 gỗ. Như vậy, trong nước, ít nhất phải cung cấp 33 triệu m3 , nhưng hiện nay, lượng gỗ trong nước mới đáp ứng khoảng 23 triệu m3, Tổng Thư ký Vifores phân tích.

Theo VOV

 
29
Aug 2018
Nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam từ nhu cầu thị trường thế giới Written by Administrator
PDF Print E-mail
There are no translations available.

Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng giá trị xuất khẩu trong thời gian tới.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo Phát triển thị trường toàn cầu cho sản phẩm từ gỗ” do Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) và Chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều 7/3. 
*Nhu cầu thị trường gia tăng 
Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch HAWA nhận định, dư địa phát triển cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam những năm tới là rất lớn.

Bên cạnh tín hiệu khả quan từ thị trường tiêu thụ nội địa nhờ phát triển thị trường bất động sản, dự báo trong năm 2018 nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ nội thất trên toàn thế giới sẽ tăng 3,5%, thương mại đồ gỗ cũng sẽ tăng thêm 4%. 
Ông Helmut Merkel ,Tổng biên tập tạp chí MOBELMARKT (Đức) chia sẻ, nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ tại Đức đang gia tăng và tập trung vào các sản phẩm có thiết kế, màu sắc gẫn gũi với thiên nhiên. Các sản phẩm nội thất được khách hàng ưa chuộng là thiết kế có nhiều chức năng tích hợp và giá cả phải chăng.

Ngoài ra, nhu cầu về sản phẩm gỗ cho nhà bếp cũng rất lớn, chiếm tới 28% tổng nhu cầu về đồ gỗ tại thị trường Đức. Tuy nhiên hiện nay, chưa có nhiều người tiêu dùng Đức có thông tin và biết về sản phẩm nội thất từ Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận thị trường này qua các nhóm mua, những nhà phân phối mà chưa tìm được khách hàng đích cuối cùng. 
Bà Juliane Lemcke, chuyên gia ngành Gỗ của Chương trình hỗ trợ xúc tiến nhập khẩu Thụy Sỹ (SIPPO) cho biết, ngành gỗ Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường với những tín hiệu tốt từ các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ và EU.

Trong đó, thị trường Mỹ đang có nhu cầu cao về giấy, đồ gỗ nội thất và gỗ kỹ thuật dùng trong xây dựng. Tương tự, tại khu vực EU nhu cầu về gỗ và sản phẩm từ gỗ cũng có xu hướng gia tăng một cách ổn định nhờ sự phục hồi của kinh tế, kéo theo nhu cầu trang trí lại không gian sống của người dân. 
Theo bà Juliane Lemcke, do sức ép về yêu cầu bảo vệ môi trường và nguồn cung nguyên liệu gỗ nên thị trường EU có xu hướng gia tăng sử dụng các sản phẩm từ gỗ kỹ thuật. Đây là loại vật liệu còn khá mới ở Việt Nam nhưng đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới nhờ giá thành rẻ, khả năng ứng dụng cao và giảm thiểu được sự phụ thuộc vào nguyên liệu gỗ tự nhiên. 
*Nắm bắt cơ hội 
Dư địa và tiềm năng phát triển ngành gỗ thế giới là rất lớn, tuy nhiên để mở rộng thị phần và nâng cao giá trị xuất khẩu các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam cần kịp thời nắm bắt xu hướng và tận dụng tốt các cơ hội mà thị trường mang lại. 
Ông Bjorn Henseler, chuyên gia của tập đoàn Schuler cho rằng, Việt Nam có thế mạnh về chế biến gỗ nguyên khối, tuy nhiên hiện nay nhu cầu của thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đang thiên về gỗ công nghiệp, gỗ kỹ thuật.

Ngay cả thị trường nội địa Việt Nam với sự phát triển của các tòa nhà cao tầng thì nhu cầu nội thất từ gỗ công nghiệp cũng chiếm ưu thế. 
Theo ông Bjorn Henseler, bên cạnh việc phát huy thế mạnh về chế biến gỗ truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng thị trường để có chiến lược phát triển phù hợp.

Thêm vào đó, nền tảng để các doanh nghiệp ngành gỗ phát triển lâu dài và bền vững là không ngừng sáng tạo, đưa ra các sản phẩm có thiết kế, tính năng mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã chuyển đổi từ sản xuất sản phẩm phổ thông với số lượng lớn sang sản xuất theo đơn đặt hàng và gặt hái được thành công về mặt doanh thu cũng như lợi nhuận. 
Cùng với vấn đề chất liệu, bà Juliane Lemcke cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần chú ý đến yêu cầu về tính năng sản phẩm và phương thức thương mại của các thị trường.

Về tính năng, phần lớn khách hàng hiện nay yêu thích sản phẩm có thiết kế tích hợp nhiều tính năng nhưng tiết kiệm không gian sắp đặt.

Trong khi đó, xu hướng chung của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ ở Mỹ, EU hiện nay là sử dụng thương mại điện tử. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào giao dịch cũng như quảng bá sản phẩm qua các phương tiện truyền thông hiện đại để tiếp cận nhiều khách hàng hơn. 
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, để thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung đổi mới công nghệ theo hướng tự động hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý.

Đồng thời, phải đầu tư xây dựng thương hiệu, khẳng định uy tín thông qua chất lượng sản phẩm và cải thiện các dịch vụ hỗ trợ để nắm bắt tốt nhất cơ hội phát triển từ sự gia tăng tiêu dùng sản phẩm gỗ trên thế giới./. 

Theo Bnews

 

Page 2 of 3

TỔNG CÔNG TY PISICO BÌNH ĐỊNH - CÔNG TY CỔ PHẦN

Địa chỉ: 99 Tây Sơn, phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Tel: 0256 3947099 - Fax: 0256 3947029 |  Email:   tctypisico@gmail.com